Ngành Consumer Goods là một ngành cạnh tranh khốc liệt với tính biến động cao, yêu cầu các doanh nghiệp phải luôn nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường & có chiến lược quảng bá xuất sắc để lại được ấn tượng với người tiêu dùng. Với quy mô lớn và đa dạng sản phẩm, việc quản lý chuỗi hoạt động vận hành cũng trở nên phức tạp. Đồng thời, tính phân phối rộng khắp cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược & kế hoạch phân phối toàn diện và hiệu quả.

Các lĩnh vực tiêu biểu trong ngành

Thực phẩm

Thực phẩm

Ngành sản xuất và kinh doanh các sản phẩm ăn uống, bao gồm các loại thực phẩm từ đồ ăn nhanh đến thực phẩm tươi sống, đông lạnh và đóng gói. Ngành hàng thực phẩm bao gồm nhiều lĩnh vực như sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, bán lẻ và dịch vụ ăn uống

Chăm sóc cá nhân

Chăm sóc cá nhân

Chuyên sản xuất và bán các sản phẩm liên quan đến việc chăm sóc và làm đẹp cho cơ thể, tóc, răng miệng và các phụ kiện khác. Các sản phẩm chăm sóc cá nhân bao gồm nhiều loại như sữa tắm, dầu gội đầu, kem dưỡng da, son môi, nước hoa, các sản phẩm vệ sinh như bàn chải đánh răng và nhiều sản phẩm khác

Chăm sóc nhà cửa

Chăm sóc nhà cửa

Lĩnh vực sản xuất và bán các sản phẩm liên quan đến việc vệ sinh, làm sạch, bảo quản và sửa chữa các đồ đạc nhà cửa. Các sản phẩm chăm sóc nhà cửa bao gồm nhiều loại như các chất tẩy rửa, chất khử trùng, chất làm sáng, nước lau sàn, chất tẩy vết bẩn, thuốc diệt côn trùng, chất tẩy nhựa, chất chống ẩm và các sản phẩm khác

Mô hình triển khai từ chiến lược đến thực thi

Các cấu thành cốt lõi cho sự phát triển của doanh nghiệp

Dẫn chứng:

  • Theo một nghiên cứu của Nielsen, 59% người tiêu dùng thừa nhận rằng họ đã từng không mua sản phẩm mà họ không quen thuộc với thương hiệu, điều này cho thấy sức ảnh hưởng của nhận thức thương hiệu đến quyết định mua hàng của khách hàng.
  • Theo một nghiên cứu của Harris Poll, 52% khách hàng mất niềm tin vào thương hiệu khi sản phẩm của họ không hoạt động như mong đợi. Điều này có thể dẫn đến giảm doanh số bán hàng và ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận.

Ý nghĩa của chiến lược ngành hàng và thương hiệu:

  • Giúp doanh nghiệp xác định phân khúc ngành hàng mục tiêu
  • Xác định các thương hiệu doanh nghiệp sử dụng để kinh doanh trong từng phân khúc & vài trò của từng thương hiệu
  • Xác định các chiến lược cạnh tranh của từng brand & các giá trị của từng brand cung cấp để cạnh tranh hiệu quả trong phân khúc đã chọn
  • Xây dựng kế hoạch hoạt động marketing cho từng thương hiệu

Rủi ro nếu không xác định tốt:

  • Lựa chọn thị trường có quy mô, xu hướng không hỗ trợ việc tăng trưởng
  • Lựa chọn thị trường không phù hợp khiến khó cạnh tranh
  • Đầu tư dàn trải, không tập trung vào đúng thương hiệu tạo sự tăng trưởng
  • Không hiểu các yếu tố cạnh tranh trong phân khúc dẫn đến thiết kế giá trị cung câp không phù hợp
  • Thương hiệu không khác biệt và không có tính cạnh tranh
  • Chiến lược thương hiệu không được triển khai phù hợp xuống sản phẩm
  • Xây dựng value offering không phù hợp cho các đối tượng stakeholder làm giảm khả năng bán hàng & cạnh tranh

Dẫn chứng:

  • Theo báo cáo của McKinsey, chi phí phân phối tăng 3-5% trong các doanh nghiệp FMCG do sự thay đổi của khách hàng và tình hình cạnh tranh. Điều này đặc biệt đúng đối với các doanh nghiệp không có chiến lược kênh phân phối tốt và phải sử dụng nhiều kênh phân phối khác nhau để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Theo báo cáo của PwC, một công ty kiểm toán và tư vấn tài chính, 43% khách hàng trên toàn thế giới đã từng bỏ qua một thương hiệu vì họ không thể mua được sản phẩm của họ từ kênh phân phối phù hợp. Điều này cho thấy rằng, khi không có chiến lược kênh phân phối tốt, doanh nghiệp có thể mất đi cơ hội bán hàng và khách hàng.

​Ý nghĩa của chiến lược kênh phân phối:

  • Xác định các phân khúc kênh phân phối & đặc trưng của từng phân khúc kênh trong ngành
  • Xác định nhóm kênh phân phối phù hợp với chiến lược ngành hàng – thương hiệu và người mua hàng mục tiêu
  • Định hướng hoạt động cho từng kênh: mục tiêu kinh doanh, thương hiệu và sản phẩm ưu tiên, định hướng hoạt động cho customer/ shopper

Rủi ro nếu không xác định tốt:

  • Lãng phí đầu tư vào các kênh không phù hợp, không tạo ra kết quả bán hàng
  • Lãng phí đầu tư vào các hoạt động không phù hợp với điểm bán và với người mua hàng mục tiêu

Dẫn chứng:

  • Theo một báo cáo của Nielsen, các nhà sản xuất trong ngành hàng tiêu dùng nhanh đang mất khoảng 30% doanh số bán hàng do không đưa sản phẩm của họ đến đúng khách hàng mục tiêu.
  • Theo một nghiên cứu của Nielsen, khi sản phẩm không có sẵn tại các điểm bán hàng, khách hàng có thể chuyển sang mua sản phẩm của các đối thủ khác. Trong nghiên cứu này, 23% khách hàng đã chọn mua sản phẩm của đối thủ khi sản phẩm mà họ cần không có sẵn.

​Ý nghĩa của chiến lược Route to market:

  • Xác định chuẩn bao phủ phù hợp để đảm bảo hàng hoá được phân phối đến đủ khu vực, đủ số điểm bán nhằm đạt mục tiêu bán hàng
  • Phân loại các mô hình phân phối và lựa chọn mô hình phân phối phù hợp với đặc điểm ngành hàng & nguồn lực của doanh nghiệp
  • Xây dựng mô hình nhà phân phối và các chính sách đối với nhà phân phối phù hợp để triển khai mô hình phân phối đã chọn
  • Thiết lập đội ngũ bán hàng để thực thi được chiến lược mô hình phân phối

Rủi ro nếu không xác định tốt:

  • Không đủ nguồn lực phân phối đến các điểm bán mục tiêu khiến mất thị trường
  • Lãng phí chi phí cho nhà phân phối và đội ngũ bán hàng nhưng không giúp bán được hàng

Dẫn chứng:

  • Một nghiên cứu của McKinsey đã chỉ ra rằng, tổ chức không định vị rõ ràng vai trò và nhiệm vụ của từng vị trí có thể dẫn đến mất tới 25% thời gian làm việc trong các công ty. Điều này ảnh hưởng đến năng suất làm việc và độ hiệu quả của công ty.
  • Theo một nghiên cứu của Harvard Business Review, nhân viên làm việc trong môi trường không có quy trình rõ ràng có thể giảm năng suất làm việc của họ lên đến 50%.
  • Theo báo cáo của PwC, hơn 60% doanh nghiệp cho rằng thiếu hệ thống công nghệ hỗ trợ vận hành là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc không đạt được các mục tiêu kinh doanh.
  • Theo nghiên cứu của McKinsey, 57% các doanh nghiệp cho rằng họ không có đầy đủ dữ liệu để đáp ứng các nhu cầu khách hàng.

​Ý nghĩa của chiến lược vận hành:

  • Xây dựng sơ đổ tổ chức, xác định vai trò nhiệm vụ của từng vị trí
  • Định hình quy trình vận hành lõi của doanh nghiệp & các phòng ban
  • Chi tiết các bước triển khai quy trình
  • Xây dựng hệ thống công nghệ, KPIs & báo cáo để vận hành công việc
  • Xây dựng nhịp hoạt động quản lý vận hành hàng ngày/tháng/quý

Rủi ro nếu không xác định tốt:

  • Thiếu nhân sự hoặc nhân sự làm không đúng nhiệm vụ để thực thi được chiến lược và kế hoạch
  • Nhân sự làm sai phương pháp dẫn đến không đạt được kết quả
  • Nhân sự làm việc thiếu hiệu suất
  • Không quản lý được kết quả kinh doanh và hiệu quả bán hàng, vận hành của doanh nghiệp

Chuyên môn tư vấn

Business Impact

50 – 100%


TĂNG LỢI NHUẬN

Mức tăng mà các doanh nghiệp áp dụng chiến lược kênh phân phối hiệu quả đạt được so với những doanh nghiệp không có.

7%


TĂNG DOANH SỐ

Mức tăng doanh nghiệp đạt được nhờ tăng cường kỹ năng & khả năng quản lý của đội ngũ bán hàng.

30%


TĂNG NĂNG SUẤT LÀM VIỆC

Lượng chi phí và thời gian thực hiện tác vụ doanh nghiệp cắt giảm được nhờ có quy trình làm việc rõ ràng.

43,3%


TĂNG THỊ PHÍ

Mức tăng mà Coca-Cola đạt được tại Mỹ khi thực hiện tốt chiến lược ngành hàng.