Ngành xuất nhập khẩu là một ngành kinh doanh chịu ảnh hưởng lớn từ các yếu tố toàn cầu, bao gồm sự biến động của thị trường, các chính sách thương mại và biến động giá cả nên rất cần có chiến lược tăng trưởng, phát triển đúng đắn. Các doanh nghiệp trong ngành cũng đối mặt với rủi ro về thanh toán và vận chuyển hàng hóa, cần phải có kiến thức chuyên môn và quản lý quy trình thực hiện các hoạt động vận hành hiệu quả, nhanh chóng & kịp thời phát hiện, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện đơn hàng quốc tế tránh gây ảnh hưởng chất lượng & tiến độ hàng hoá.

Các lĩnh vực trong xuất – nhập khẩu

Công ty xuất khẩu

Công ty Xuất Khẩu

Các công ty này chuyên về việc sản xuất và suất khẩu hàng hóa đến các quốc gia khác nhau. Chúng thường đầu tư vào công nghệ sản xuất để nâng cao chất lượng và cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Công ty nhập khẩu

Công ty Nhập Khẩu

Các công ty này thường tập trung vào việc nhập khẩu các sản phẩm từ các quốc gia khác nhau để bán lại trong thị trường nội địa. Chúng thường có mối quan hệ tốt với các nhà sản xuất nước ngoài để đảm bảo cung cấp hàng hóa đầy đủ và đúng thời hạn

Công ty phân phối

Công ty Phân Phối

Các công ty này thường mua hàng từ các công ty suất khẩu hoặc nhập khẩu và sau đó phân phối lại các sản phẩm đó tại thị trường nội địa. chúng có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đảm bảo các sản phẩm được phân phối đúng thị trường mục tiêu

Công ty dịch vụ thương mại

Công ty Thương Mại

Các công ty này cung cấp các dịch vụ thương mại như tư vấn đầu tư, thương mại quốc tế và tài chính. Chúng giúp các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội thương mại mới và cải thiện hoạt động kinh doanh của mình trên thị trường quốc tế

Công ty thương mại điện tử

Công ty thương mại điện tử

Các công ty này chuyên về kinh doanh các sản phẩm trực tuyến và thường sử dụng các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Alibaba, e bay để bán hàng. Chúng có thể kết nối các nhà sản xuất với khách hàng trên toàn cầu và đem lại nhiều cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp

Mô hình triển khai từ chiến lược đến thực thi

3 cấu thành cốt lõi cho sự phát triển của doanh nghiệp

Dẫn chứng:

  • Sản phẩm không cạnh tranh được trên thị trường: Theo báo cáo của Nielsen, một công ty nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp Mỹ đã mất khoảng 100 tỷ USD do không phân tích cạnh tranh trên thị trường và không cung cấp được sản phẩm có tính cạnh tranh cao.
  • Chi phí kinh doanh tăng cao: Theo báo cáo của Harvard Business Review, các doanh nghiệp không áp dụng chiến lược khách hàng và sản phẩm tốt sẽ phải chi tiêu đến 25% doanh thu cho chi phí marketing để tìm kiếm khách hàng mới và phát triển thị trường.

Ý nghĩa của chiến lược khách hàng và sản phẩm:

  • Tập trung đầu tư nguồn lực vào đúng thị trường, đúng nhóm khách hàng mục tiêu để tối ưu hiệu quả kinh doanh
  • Hoạch định rõ sản phẩm, cách tiếp cận & bán hàng phù hợp với từng nhóm khách hàng để tăng cơ hội chốt đơn
  • Xác định rõ vài trò của từng sản phẩm để đặt mục tiêu kinh doanh và mức độ đầu tư phù hợp

Rủi ro nếu không xác định tốt:

  • Không hiểu khách hàng dẫn đến thiết kế giá trị cung cấp không phù hợp
  • Lựa chọn thị trường có quy mô, xu hướng không hỗ trợ việc tăng trưởng
  • Lựa chọn thị trường không phù hợp khiến khó cạnh tranh
  • Đầu tư dàn trải, không tập trung vào đúng nhóm khách hàng, sản phẩm tạo sự tăng trưởng

Dẫn chứng:

  • Mất thị phần và khách hàng chuyển sang đối thủ cạnh tranh: Theo nghiên cứu của Accenture, mất một khách hàng hiện có có thể tác động tiêu cực đến lợi nhuận doanh nghiệp từ 10% đến 30%.
  • Mất cơ hội tiếp cận và bán hàng: Theo một nghiên cứu của Harvard Business Review, khoảng 10-20% cơ hội bán hàng trong doanh nghiệp B2B bị mất do kế hoạch Sales & Marketing không hiệu quả.

Ý nghĩa của kế hoạch Marketing & sale B2B:

  • Tiếp cận được tới nhiều khách hàng mục tiêu để tạo ra khách hàng/ cơ hội bán hàng cho doanh nghiệp
  • Tập trung tiếp cận đúng đối tượng có tác động đến việc mua hàng để tăng xác suất chốt đơn
  • Truyền thông đúng thông điệp qua đúng kênh phù hợp để tác động hiệu quả đến đối tượng ra quyết định

Rủi ro nếu không xác định tốt:

  • Lãng phí đầu tư vào các kênh không phù hợp, không tạo ra kết quả bán hàng
  • Lãng phí đầu tư vào các hoạt động không phù hợp

Dẫn chứng:

  • Một nghiên cứu của McKinsey đã chỉ ra rằng, tổ chức không định vị rõ ràng vai trò và nhiệm vụ của từng vị trí có thể dẫn đến mất tới 25% thời gian làm việc trong các công ty. Điều này ảnh hưởng đến năng suất làm việc và độ hiệu quả của công ty.
  • Theo một nghiên cứu của Harvard Business Review, nhân viên làm việc trong môi trường không có quy trình rõ ràng có thể giảm năng suất làm việc của họ lên đến 50%.
  • Theo báo cáo của PwC, hơn 60% doanh nghiệp cho rằng thiếu hệ thống công nghệ hỗ trợ vận hành là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc không đạt được các mục tiêu kinh doanh của họ.

Ý nghĩa của chiến lược tổ chức và vận hành:

  • Có đủ nhân sự với vai trò nhiệm vụ rõ ràng để thực thi được kế hoạch Sales & Maketing đặt ra
  • Có phương pháp làm việc đúng và tối ưu để bán hàng hiệu quả
  • Duy trì các hoạt động cần thiết để quản lý được hiệu quả bán hàng

Rủi ro nếu không xác định tốt:

  • Thiếu nhân sự hoặc nhân sự làm không đúng nhiệm vụ để thực thi được chiến lược và kế hoạch
  • Nhân sự làm sai phương pháp dẫn đến không đạt được kết quả
  • Nhân sự làm việc thiếu hiệu suất
  • Không quản lý được kết quả kinh doanh và hiệu quả bán hàng, vận hành của doanh nghiệp

DCS giúp gì cho doanh nghiệp

Quá trình xác định các nhóm thị trường mục tiêu bao gồm các bước sau:

1. Nghiên cứu khu vực thị trường: Tiến hành nghiên cứu về các thị trường tiềm năng, bao gồm các yếu tố như kích cỡ thị trường, tăng trưởng kinh tế, xu hướng tiêu dùng, quy định pháp lý và cạnh tranh trong ngành.

2. Đánh giá tiềm năng thị trường: Đánh giá tiềm năng và khả năng thành công của doanh nghiệp trong từng thị trường dựa trên các yếu tố như sự cạnh tranh, khả năng tiếp cận, quy định pháp lý và tiềm năng tăng trưởng.

3. Lựa chọn các khu vực thị trường mục tiêu: Dựa trên các thông tin và phân tích thu được từ quá trình nghiên cứu và đánh giá, doanh nghiệp xác định những khu vực thị trường mục tiêu chính để tập trung tiếp cận và phát triển.

Kết quả nhận được

Có bảng mô tả, so sánh chi tiết, định rõ và chọn lọc những khu vực thị trường nước ngoài mà doanh nghiệp muốn tập trung và tiếp cận để bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Điều này giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực và chiến lược tiếp thị vào những thị trường có tiềm năng và phù hợp nhất với mục tiêu kinh doanh của họ.

XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU CỦA DOANH NGHIỆP

Quá trình phân khúc khách hàng nhằm xác định các nhóm khách hàng mục tiêu trong thị trường doanh nghiệp đang tập trung dựa trên các yếu tố chung như đặc điểm demografic (quy mô, ngành hàng,…), đặc điểm địa lý (vị trí địa lý), hành vi tiêu dùng (thói quen mua hàng, quyết định mua hàng) hoặc các yếu tố khác phù hợp với ngành và sản phẩm của doanh nghiệp.

Kết quả nhận được

Xác định các nhóm khách hàng mục tiêu trong thị trường có đặc điểm và nhu cầu tương đồng nhằm tối ưu hóa việc tiếp cận và phục vụ khách hàng.

PHÂN KHÚC CÁC NHÓM KHÁCH HÀNG TRONG TỪNG THỊ TRƯỜNG

1. Thu thập thông tin: Bắt đầu bằng việc thu thập thông tin về khách hàng và thị trường. Điều này có thể được thực hiện thông qua khảo sát, phỏng vấn khách hàng, nghiên cứu thị trường, dữ liệu bán hàng và các nguồn thông tin khác.

2. Xác định đặc điểm và nhu cầu của từng nhóm: Đối với từng nhóm khách hàng, tiến hành phân tích chi tiết để hiểu rõ hơn về đặc điểm và nhu cầu của từng nhóm. Xác định các yếu tố như mục tiêu kinh doanh, nhu cầu sản phẩm, yêu cầu chất lượng, thời gian giao hàng, cách thức thanh toán, v.v. Cố gắng tìm hiểu càng chi tiết càng tốt để có cái nhìn toàn diện về từng nhóm khách hàng.

3. Phân tích và đánh giá: Từ thông tin thu thập được, tiến hành phân tích và đánh giá từng nhóm khách hàng. Xem xét các đặc điểm chung, xu hướng và hành vi mua hàng của từng nhóm. Điều này giúp hiểu rõ hơn về tiềm năng kinh doanh, độ quan trọng và giá trị của từng nhóm khách hàng.

Kết quả nhận được                                                            

Có bảng mô tả chi tiết đặc điểm của từng phân khúc khách hàng giúp doanh nghiệp có cái nhìn sâu hơn về mỗi nhóm khách hàng và hiểu rõ hơn về nhu cầu, đặc điểm, hành vi mua hàng và yêu cầu của từng nhóm. Qua đó, doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động tiếp thị và bán hàng một cách hiệu quả nhằm đáp ứng và tận dụng tốt các cơ hội kinh doanh

HIỂU CHI TIẾT TỪNG NHÓM KHÁCH HÀNG

Chiến lược sản phẩm: (bán sp gì, lợi ích cho KH)

1. Nghiên cứu và phân tích nhu cầu thị trường: Điều tra thị trường để hiểu rõ nhu cầu, xu hướng và sự cạnh tranh trong từng nhóm khách hàng. Xem xét các đặc điểm độc đáo của từng nhóm và xác định cách sản phẩm/dịch vụ có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ.

2. Thiết kế sản phẩm/dịch vụ cung cấp: Xác định rõ mục tiêu kinh doanh và phạm vi sản phẩm mà doanh nghiệp muốn tập trung vào từng nhóm khách hàng. Điều này bao gồm xác định các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của từng nhóm khách hàng và thiết kế những giá trị mà sản phẩm/dịch vụ cung cấp cho khách hàng, có thể bao gồm việc điều chỉnh tính năng, thiết kế, chất lượng hoặc đóng gói sản phẩm.

Chiến lược tiếp cận & bán hàng (KSP, các bước tiếp cận & bán hàng)

1. Xác định các key selling point: nhận biết và phát triển những điểm mạnh, lợi ích đặc trưng của sản phẩm hoặc dịch vụ xuất khẩu để tạo sự khác biệt và thu hút khách hàng.

2. Xác định kênh tiếp cận: Xác định các kênh tiếp cận phù hợp với từng nhóm khách hàng. Điều này có thể là qua các đại lý, nhà phân phối, trực tiếp từ doanh nghiệp hoặc thông qua các nền tảng thương mại điện tử.

3. Xây dựng cách bán hàng, kết nối & nuôi dưỡng mối quan hệ đối tác, khách hàng: Thiết lập và duy trì mối quan hệ đối tác với các đối tác trong chuỗi cung ứng hoặc mạng lưới phân phối. Điều này giúp tăng cường khả năng tiếp cận và mở rộng mạng lưới kinh doanh. Tạo và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng bằng cách cung cấp dịch vụ chất lượng, hỗ trợ sau bán hàng

Kết quả nhận được

Có bảng tổng hợp chi tiết định hướng chiến lược sản phẩm, chiến lược tiếp cận & bán hàng phù hợp cho từng nhóm phân

 khúc khách hàng cụ thể giúp doanh nghiệp định hình và triển khai các hoạt động kinh doanh phù hợp để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của từng nhóm khách hàng mục tiêu.

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM

1. Đánh giá tiềm năng thị trường: Đánh giá tiềm năng tăng trưởng và lợi nhuận của từng thị trường và nhóm khách hàng.

2. Đánh giá khả năng cạnh tranh: Xem xét các yếu tố cạnh tranh, bao gồm đánh giá các đối thủ cạnh tranh hiện có và tiềm năng, các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, và khả năng tạo ra giá trị độc đáo.

3. Xác định ưu tiên: Xác định các thị trường và nhóm khách hàng có tiềm năng và ưu tiên cao nhất. Đánh giá các yếu tố quan trọng như kích thước thị trường, tăng trưởng, lợi nhuận, khả năng cạnh tranh và khả năng tương thích với sản phẩm và năng lực của doanh nghiệp.

Kết quả nhận được

Có mô hình đánh giá và xác định ưu tiên thị trường, khách hàng chuẩn để đưa ra quyết định về ưu tiên đầu tư và phân chia nguồn lực đúng đắn cho từng thị trường và nhóm khách hàng.

1. Lựa chọn đối tượng Marketing: Dựa trên phân tích nhóm khách hàng, lựa chọn nhóm khách hàng mà doanh nghiệp muốn tập trung vào và xác định là đối tượng chính cho hoạt động marketing. Đối tượng marketing có thể được xác định dựa trên quyền ra quyết định mua hàng, mức độ ưu tiên, v.v.

2. Xác định đối tượng bán hàng chính: Sau khi xác định đối tượng marketing, doanh nghiệp cần xác định những khách hàng cụ thể mà đội ngũ bán hàng sẽ tập trung và tạo mối quan hệ gắn kết. Đối tượng bán hàng chính có thể là các khách hàng chiến lược, khách hàng tiềm năng có khả năng mua hàng lớn, v.v.

Kết quả nhận được

Có được chân dung khách hàng mục tiêu rõ ràng với các đặc điểm và mối quan tâm chính của họ giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực và nỗ lực vào những khách hàng có tiềm năng cao nhất, tăng khả năng thành công và cải thiện hiệu quả kinh doanh.

1. Phân tích kênh tiếp cận: Đánh giá và phân tích các kênh tiếp cận có thể sử dụng để tiếp cận được khách hàng. Điều này có thể bao gồm kênh trực tiếp (như bán hàng trực tiếp, đại lý) và kênh gián tiếp (như trang web, sàn thương mại quốc tế, mạng xã hội, email marketing).

2. Xác định kênh tiếp cận chính: Xác định các kênh tiếp cận chính mà doanh nghiệp muốn tập trung vào để tiếp cận khách hàng. Điều này có thể dựa trên tính phù hợp, khả năng tiếp cận và ưu tiên của từng kênh.

3. Định hướng hoạt động trên từng kênh: Xác định cách tiếp cận và hoạt động trên từng kênh để tương tác và tiếp thị đến khách hàng. Điều này bao gồm xác định các hoạt động cụ thể như quảng cáo trực tuyến, SEO, social media marketing, email marketing, hoặc quảng cáo trên các nền tảng truyền thông khác.

Kết quả nhận được

Có được bảng phân tích chi tiết các kênh doanh nghiệp có thể dùng để tiếp cận khách hàng cùng với định hướng hoạt động cụ thể cho từng kênh giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực và nỗ lực vào các kênh tiếp cận quan trọng và hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu kinh doanh.

1. Xác định mục tiêu truyền thông: Xác định mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được thông qua hoạt động truyền thông. Mục tiêu có thể là tăng cường nhận diện trên thị trường quốc tế, tạo niềm tin và lòng tin tưởng từ khách hàng, tăng cường việc tiếp cận và tương tác với khách hàng, hoặc thúc đẩy doanh số bán hàng.

2. Xác định thông điệp cốt lõi: Xác định thông điệp cốt lõi mà doanh nghiệp muốn truyền tải cho khách hàng. Thông điệp cốt lõi nên tập trung vào lợi ích, giá trị và sự khác biệt của sản phẩm hoặc dịch vụ doanh nghiệp.

3. Tạo nội dung đa dạng: Tạo nội dung truyền thông phù hợp với từng thông điệp và nội dung. Nội dung có thể bao gồm bài viết, bài đánh giá, hình ảnh, video, infographics và các loại nội dung truyền thông khác. Đảm bảo rằng nội dung được thiết kế sao cho hấp dẫn, thú vị và phù hợp với nhu cầu và sở thích của đối tượng khách hàng B2B.

4. Lựa chọn hình thức truyền thông: Xác định hình thức truyền thông phù hợp với từng nội dung và kênh tiếp cận. Hình thức truyền thông có thể bao gồm quảng cáo trực tuyến, bài viết trên blog và trang web, mạng xã hội, email marketing, sự kiện, hội chợ thương mại quốc tế hoặc các hình thức khác. Lựa chọn hình thức truyền thông phù hợp giúp tối ưu hóa việc truyền tải thông điệp và nội dung đến khách hàng.

Kết quả nhận được

Có bảng kế hoạch truyền thông chi tiết bao gồm thông điệp truyền tải chính, các nhóm nội dung và hình thức truyền thông phù hợp với đặc thù doanh nghiệp B2B và phù hợp với tìm kiếm khách hàng ở thị trường quốc tế.

1. Tóm tắt bối cảnh của khách hàng: Tóm tắt lại các đặc điểm, nhu cầu của nhóm khách hàng, các giá trị & lợi ích sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp cung cấp được cho khách hàng.

2. Xác định vấn đề hoặc thách thức: Xác định vấn đề hoặc thách thức mà đối tượng khách hàng đang đối mặt. Điều này giúp doanh nghiệp kết nối giữa giá trị và lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ với việc giải quyết vấn đề hoặc thách thức của khách hàng.

3. Tạo câu chuyện bán hàng: Xây dựng một câu chuyện bán hàng để truyền tải thông điệp và giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ. Sử dụng các yếu tố như thực tế, tình huống và lời chứng thực để kết nối với đối tượng khách hàng, nhu cầu, vấn đề & giá trị sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp cung cấp phục vụ cho lợi ích của khách hàng.

Kết quả nhận được

Có template xác định các yếu tố cốt lõi và xây dựng câu chuyện bán hàng cho từng đối tượng khách hàng của doanh nghiệp tạo ra sự tương tác tích cực, tăng cường lòng tin tưởng và thu hút sự quan tâm từ khách hàng tiềm năng.

1. Xác định mục tiêu và chiến lược: Đặt ra mục tiêu kinh doanh cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được thông qua kế hoạch Sales & Marketing B2B, ví dụ như tăng doanh số, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng khách hàng, vv. và xây dựng chiến lược dựa trên các yếu tố như giá trị cốt lõi của sản phẩm/dịch vụ, ưu điểm cạnh tranh, và vị trí trong thị trường.

2. Lập kế hoạch hoạt động:

  • Kế hoạch hoạt động: Liệt kê các hoạt động cụ thể, lịch trình, và nguồn lực cần thiết để thực hiện kế hoạch Sales & Marketing B2B.
  • Đo lường và đánh giá: Đặt ra các chỉ số và mục tiêu đo lường hiệu quả của kế hoạch, và chỉ ra cách đo lường và đánh giá kết quả.
  • Ngân sách: Xác định ngân sách dự kiến cho kế hoạch, bao gồm phân bổ nguồn lực cho từng hoạt động.
  • Đội ngũ và trách nhiệm: Liệt kê các thành viên và phân công trách nhiệm cho từng công việc.

Kết quả nhận được

Có bảng kế hoạch sales & marketing chi tiết cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp cho từng nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu theo từng khu vực thị trường quốc tế cụ thể giúp tối ưu hoá chi phí & nguồn lực cho hoạt động bán hàng, marketing trên thị trường quốc tế, tiếp cận & cung cấp giá trị sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu khách hàng.

Các bước thực hiện:
1. BUSINESS VALUE CHAIN:

Xác định mô hình kinh doanh và chuỗi hoạt động đầy đủ để doanh nghiệp tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ của mình

2. ORGANIZATION STRUCTURE:

Xác định sơ đồ, cấu trúc tổ chức bên trong doanh nghiệp để vận hành chuỗi giá trị của mình

3. BUSINESS PROCES:

Thiết kế quy trình vận hành từng mảng công việc, phân công vai trò nhiệm vụ của các phòng ban và kết nối công việc giữa các phòng ban

4. BUSINESS KPI:

Thiết kế hệ thống KPIs phản ánh các chỉ số vận hành chính của quy trình

5. BUSINESS DASHBOARD:

Thiết kế hệ thống dashboard của quy trình cho từng đối tượng người dùng

Kết quả nhận được

Trọn bộ tài liệu quy trình vận hành doanh nghiệp chuẩn bao gồm:

1. Quy trình các bước làm việc - Process Maps

2. Bảng phân chia chức năng, nhiệm vụ của các vị trí trong từng quy trình - Role & responsibility

3. Các nguyên tắc việc cần lưu ý và tuân thủ ở mỗi quy trình - Working principle

4. Hệ thống KPIs đo lường hiệu quả vận hành quy trình và các công cụ/template thực thi quy trình hiệu quả hơn - KPIs & Toolkit

XÂY DỰNG BÁO CÁO DASHBOARD & CÁC CẤU TRÚC DỮ LIỆU

Các bước thực hiện:
1. Xác định nguyên tắc phân tích hiệu quả của quy trình
2. Xác định các chỉ số quan trọng cần phân tích
3. Visualize các chỉ số thành các báo cáo
4. Xây dựng bối cảnh sử dụng và hướng dẫn đọc chi tiết cho từng báo cáo
5. Phân tích & xây dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu để cho ra được đúng kết quả các chỉ số cần theo dõi

Kết quả nhận được

Xác định cách phân tích các chỉ số báo cáo

Xây dựng bối cảnh sử dụng và hướng dẫn đọc chi tiết cho từng báo cáo

Các bước thực hiện:
1. Dựa trên quy trình làm việc thực tế, phân tích các bối cảnh làm việc của nhân sự trong quy trình
2. Xây dựng các thao tác làm việc trên hệ thống công nghệ để thực thi từng bối cảnh
3. Đề xuất danh sách các tính năng công nghệ cần có để hỗ trợ thực thi quy trình
4. Lựa chọn hệ thống công nghệ phù hợp có thể đáp ứng tốt các tính năng đã đề ra
5. Xây dựng roadmap triển khai công nghệ chi tiết

- Bộ danh sách tính năng công nghệ được phân tích & đề xuất dựa trên quy trình làm việc thực tế tại doanh nghiệp

- Hệ thống công nghệ được lựa chọn phù hợp đáp ứng được quy trình làm việc, nhu cầu thao tác & sử dụng, tối ưu chi phí cho doanh nghiệp, tránh sử dụng quá nhiều hệ thống quản lý

THIẾT KẾ HỆ THỐNG & KẾT NỐI DỮ LIỆU LÊN HỆ THỐNG

Các bước thực hiện:
1. Xây dựng hệ thống công nghệ dựa trên danh sách các tính năng đã thống nhất
2. Vận hành thử nghiệm hệ thống công nghệ đảm bảo hoạt động tốt và phù hợp với nhu cầu thực hiện các quy trình
2. Thu thập dữ liệu thực tế tại doanh nghiệp, làm sạch dữ liệu và đưa vào hệ thống vận hành chính thức

Kết quả nhận được

Một hệ thống công nghệ hoàn chỉnh với đầy đủ dữ liệu, tính năng hỗ trợ thực hiện các quy trình nhanh chóng, tối ưu hoá hiệu suất làm việc cho đội ngũ doanh nghiệp

Các bước thực hiện:
1. Dựa trên quy trình làm việc thực tế, phân tích các bối cảnh làm việc của nhân sự trong quy trình
2. Xây dựng các thao tác làm việc trên hệ thống công nghệ để thực thi từng bối cảnh
3. Đề xuất danh sách các tính năng công nghệ cần có để hỗ trợ thực thi quy trình
4. Lựa chọn hệ thống công nghệ phù hợp có thể đáp ứng tốt các tính năng đã đề ra
5. Xây dựng roadmap triển khai công nghệ chi tiết

- Bộ danh sách tính năng công nghệ được phân tích & đề xuất dựa trên quy trình làm việc thực tế tại doanh nghiệp

- Hệ thống công nghệ được lựa chọn phù hợp đáp ứng được quy trình làm việc, nhu cầu thao tác & sử dụng, tối ưu chi phí cho doanh nghiệp, tránh sử dụng quá nhiều hệ thống quản lý

Các bước thực hiện:
1. Xây dựng hệ thống công nghệ dựa trên danh sách các tính năng đã thống nhất
2. Vận hành thử nghiệm hệ thống công nghệ đảm bảo hoạt động tốt và phù hợp với nhu cầu thực hiện các quy trình
2. Thu thập dữ liệu thực tế tại doanh nghiệp, làm sạch dữ liệu và đưa vào hệ thống vận hành chính thức

Kết quả nhận được

Một hệ thống công nghệ hoàn chỉnh với đầy đủ dữ liệu, tính năng hỗ trợ thực hiện các quy trình nhanh chóng, tối ưu hoá hiệu suất làm việc cho đội ngũ doanh nghiệp

Các bước thực hiện:
1. Xây dựng tài liệu training về quy trình & hệ thống công nghệ
2. Training triển khai quy trình và hệ thống trực tiếp cho nhân sự tại doanh nghiệp
3. Thực hiện các hoạt động hỗ trợ vận hành, triển khai sử dụng quy trình & hệ thống công nghệ trong doanh nghiệp

Kết quả nhận được

- Bộ tài liệu training về quy trình & hệ thống công nghệ

- Các đề xuất hoạt động vận hành, triển khai thực thi quy trình, hệ thống tại doanh nghiệp để duy trì sử dụng hiệu quả và tăng tỉ lệ người dùng

Core value: phản ánh giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, tức là những nguyên tắc, đạo đức, tôn chỉ hoạt động mà doanh nghiệp hướng đến.
Core focus: Dựa trên nền tảng thực tế và khả thi của doanh nghiệp, bao gồm năng lực hiện tại, tài nguyên có sẵn, thị trường và môi trường kinh doanh. Có khả năng đạt được trong tương lai dựa trên năng lực và nguồn lực hiện có của doanh nghiệp.
10-year target: Tuyên bố dài hạn về mục tiêu và hướng phát triển của doanh nghiệp, không chỉ tập trung vào ngắn hạn. Nó cần phải có tính dài hạn, định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, từ 5 – 10 năm trở lên, để đảm bảo tính ổn định và bền vững.
Marketing Strategy: Giúp doanh nghiệp nổi bật trong cạnh tranh và tạo ra giá trị độc đáo. Nó nên định hướng đến việc phát triển các giải pháp, sản phẩm hoặc dịch vụ đột phá, mang lại lợi ích và giá trị độc nhất với khách hàng hoặc cộng đồng.
3-year picture: Được sắp xếp một cách cụ thể và rõ ràng, không để lại nhiều định kiến hoặc không rõ ràng. Nó cần phải được diễn đạt một cách rõ ràng, dễ hiểu và truyền cảm hứng để dễ dàng chia sẻ và hiểu rõ bởi tất cả các thành viên trong tổ chức.

Kết quả nhận được


- Định hướng chiến lược kinh doanh

- Tạo động lực và cảm hứng cho đội ngũ

- Tăng tính nhất quán và đồng thuận đội ngũ

- Thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo trong tổ chức

- Tạo sự khác biệt cạnh tranh cho doanh nghiệp

The people analyze: Đánh giá và phân tích khả năng và phù hợp của nhân viên với các vai trò, công việc hoặc dự án cụ thể.
Accountability chart:

  • Rõ ràng và minh bạch về trách nhiệm, quyền hạn và tương tác giữa các thành viên trong tổ chức
  • Tăng cường sự đồng thuận, hiệu quả làm việc và trách nhiệm cá nhân trong tổ chức

Right people, right seat: Mỗi người trong tổ chức cần được đặt vào vị trí công việc phù hợp với năng lực, kỹ năng và định hướng của họ

Kết quả nhận được


- Xác định đúng năng lực và định hướng của nhân viên

- Xác định đúng vai trò và trách nhiệm của từng thành viên trong tổ chức

- Tối ưu hóa sự phân công công việc, cá nhân, sự biết rõ các công việc mình cần thực hiện.

Dữ liệu thực tế:

  • Các chỉ số được đưa ra phải dựa trên dữ liệu thực tế, không dựa trên cảm tính hoặc giả định
  • Phải thu thập, đánh giá và sử dụng dữ liệu đúng, đầy đủ và chính xác

KPIs: Xác định và theo dõi các chỉ số quan trọng (Key Performance Indicators - KPIs) để đo lường hiệu suất và tiến độ đạt được các mục tiêu, giúp đánh giá đúng tình hình và đưa ra các quyết định dựa trên cơ sở thông tin chính xác.

Theo dõi định kỳ và điều chỉnh:

  • Thiết lập các quy trình để theo dõi dữ liệu và đối chiếu với các mục tiêu đã đặt ra
  • Dữ liệu được thu thập được phản hồi và xử lý để điều chỉnh hoạt động kinh doanh đạt được kết quả tốt hơn

Dữ liệu có giá trị trong việc ra quyết định: Cơ sở để ra quyết định trong các cuộc họp và thảo luận chiến lược giúp đưa ra quyết định dựa trên thông tin khách quan, thay vì dựa vào cảm tính hoặc suy đoán

Kết quả nhận được

- Ra quyết định chính xác

- Định hướng chiến lược rõ ràng

- Tăng sự tương tác, kết nối, chia sẻ thông tin trong đội ngũ

- Xây dựng văn hóa làm việc trên dữ liệu thực tế trong tổ chức

- Tăng tính minh bạch, đúng đắn và trách nhiệm đối với nhân sự trong đội ngũ.

Đơn giản hóa:

  • Quy trình cần được thiết kế đơn giản và dễ hiểu để giúp tất cả các thành viên trong tổ chức có thể áp dụng và tuân thủ dễ dàng.
  • Các bước, quy trình, và hướng dẫn cần rõ ràng và không quá phức tạp.

Tính nhất quán: Áp dụng nhất quán trên toàn bộ tổ chức, đồng thời cũng cần đảm bảo tính nhất quán trong thực hiện theo thời gian giúp đồng bộ hóa hoạt động của tổ chức và đạt được sự hiệu quả cao hơn.

Đáp ứng các mục tiêu của tố chức: Đưa ra các mục tiêu rõ ràng, phân rõ trách nhiệm, và định kỳ đánh giá kết quả để đảm bảo tính hiệu quả của quy trình.

Tính minh bạch:

  • Đảm bảo tính minh bạch trong cách thực hiện, giám sát và đánh giá.
  • Tất cả các thành viên trong tổ chức cần được thông tin rõ ràng về quy trình và có khả năng truy cập vào thông tin liên quan để đạt được tính minh bạch cao.

Điều chỉnh tính linh hoạt: Có khả năng điều chỉnh linh hoạt dựa trên thay đổi của tổ chức và môi trường kinh doanh, thích ứng với sự thay đổi và cải tiến liên tục để đảm bảo tính hiệu quả và đáp ứng nhu cầu kinh doanh.

Kết quả nhận được

- Tăng tính kết nối và đồng bộ hoạt động giữa các phòng ban

- Nhân sự hiểu rõ nhiệm vụ của mình, định rõ trách nhiệm và hiểu về đầu ra mong đợi

- Nâng cao chất lượng công việc, kết quả tạo ra và tăng cường uy tín của tổ chức.

- Gắn kết nhân sự, tăng tinh thần hỗ trợ lẫn nhau

Specific:

  • Mục tiêu cần được định nghĩa rõ ràng, cụ thể và dễ hiểu.
  • Mô tả rõ những gì cần đạt được, bằng cách sử dụng các số liệu đo lường, con số, dấu mốc cụ thể để xác định mục tiêu một cách rõ ràng và dễ đo lường.

Measurable: Mục tiêu cần đo lường được để có thể đánh giá mức độ đạt được, các chỉ số đo lường rõ ràng, để đo lường và theo dõi tiến độ đạt đến mục tiêu.

Achievable:

  • Mục tiêu cần phải khả thi và có thể đạt được với những nguồn lực, thời gian và năng lực hiện có của tổ chức.
  • Mục tiêu quá khó hoặc không khả thi có thể dẫn đến mất động lực và không đạt được kết quả như mong đợi.

Relevant:

  • Mục tiêu cần phải có liên quan và đồng bộ với mục tiêu tổng thể của tổ chức hoặc của dự án.
  • Đáp ứng được nhu cầu và mục đích chiến lược của tổ chức, đồng thời mang lại giá trị và đóng góp tích cực vào kết quả cuối cùng.

Time based: Có khả năng điều chỉnh linh hoạt dựa trên thay đổi của tổ chức và môi trường kinh doanh, thích ứng với sự thay đổi và cải tiến liên tục để đảm bảo tính hiệu quả và đáp ứng nhu cầu kinh doanh.

Kết quả nhận được

- Tập trung nguồn lực đội ngũ hướng đến mục tiêu rõ ràng & đúng ưu tiên của doanh nghiệp.

- Dễ dàng đo lường và đánh giá tiến độ đạt đến mục tiêu.

- Tạo sự gắn kết, thúc đẩy giao tiếp, phối hợp làm việc trong đội ngũ để đạt được mục tiêu chung.

- Tạo động lực, cam kết và sự tập trung của nhân viên.

Tính quan trọng và ưu tiên: Vấn đề ảnh hưởng lớn đến hoạt động hoặc kết quả của mô hình, và cần được giải quyết để đạt được mục tiêu
Khả năng giải quyết: Đánh giá khả năng giải quyết của các vấn đề. Các vấn đề có khả năng giải quyết cao, tức là có phương pháp, nguồn lực, hoặc giải pháp thích hợp để xử lý, nên được ưu tiên.
Có thể đo lường được: Các vấn đề cần được định nghĩa rõ ràng, đo lường được và có thể theo dõi để đánh giá tiến độ và hiệu quả của việc giải quyết vấn đề.

Kết quả nhận được

- Tối ưu hoá & tập trung nguồn lực giải quyết đúng vấn đề cốt lõi tạo rào cản đạt được mục tiêu doanh nghiệp.

- Tăng tính khả thi của giải pháp đề xuất giải quyết rào cản.

- Tăng tính nhất quán và liên kết hoạt động giữa các thành viên trong tổ chức nhằm cùng một mục đích giải quyết rào cản của doanh nghiệp.

- Cung cấp cái nhìn rõ ràng về tình trạng thực tế và yêu cầu giải quyết rào cản tồn tại.

Annual planning: Xâydựngmụctiêu&kếhoạch1nămcấpcôngty &phòngban​
Half-year review: review lại kết quả hoạt động nửa năm và cập nhật các ưu tiên + kế hoạch nửa năm còn lại
Quarterly review: review lại kết quả hoạt động trong quý và xác định các ưu tiên + kế hoạch quý sau
Monthly review: Update tiến độ & kết quả vận hành, các ưu tiên quý, xác định vấn đề và giải pháp để đạt mục tiêu
Weekly review: Update tiến độ & kết quả hoạt động trong tuần, xác định vấn đề và giải pháp để đạt mục tiêu

Kết quả nhận được


- Đảm bảo các khía cạnh vận hành cốt lõi của doanh nghiệp luôn được theo dõi, cập nhật, vận hành tốt, phù hợp với những thay đổi của doanh nghiệp

- Đạt hiệu quả duy trì được tính kết nối chặc chẽ trong đội ngũ

- Nắm bắt kịp thời tình hình vận hành trong doanh nghiệp để có các định hướng cải tiến, tăng trưởng phù hợp, mang lại hiệu quả kinh doanh tối ưu

Business Impact

25-95%


TĂNG LỢI NHUẬN

Lợi nhuận doanh nghiệp áp dụng chiến lược khách hàng & sản phẩm hiệu quả đạt được so với những doanh nghiệp không áp dụng đúng.

20-25%


TĂNG DOANH SỐ BÁN HÀNG

Doanh số bán hàng mà doanh nghiệp B2B tăng khi có chiến lược tiếp cận khách hàng hiệu quả.

30%


TĂNG NĂNG SUẤT LÀM VIỆC

Chi phí & thời gian thực hiện tác vụ doanh nghiệp rút ngắn được khi có quy trình làm việc rõ ràng.

25%


NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUYẾT ĐỊNH

Khả năng ra quyết định đúng hơn & nhanh hơn khi doanh nghiệp có nhịp họp định kỳ.