Ngành Industrial Goods có các đặc thù kinh doanh đặc biệt như thị trường chuyên môn, đòi hỏi công nghệ và kiến thức cao, khoảng thời gian bán hàng dài, sự cạnh tranh gay gắt, tính phụ thuộc vào khách hàng lớn và thị trường toàn cầu nên rất cần có chiến lược tăng trưởng & marketing dài hạn. Các doanh nghiệp trong ngành cần phải có kiến thức chuyên môn và khả năng tư vấn cho khách hàng, sử dụng công nghệ và kiến thức cao để cung cấp sản phẩm, các doanh nghiệp cần quản lý tốt quy trình đàm phán giá cả và đảm bảo theo dõi được thời gian thanh toán.
Các lĩnh vực hàng công nghiệp
Mô hình triển khai từ chiến lược đến thực thi
4 cấu thành cốt lõi cho sự phát triển của doanh nghiệp
Dẫn chứng:
Theo một báo cáo của Boston Consulting Group (BCG) năm 2017, việc không hiểu rõ khách hàng và không tạo ra các sản phẩm mục tiêu đúng sẽ dẫn đến mất cạnh tranh và sụt giảm doanh số. Báo cáo cho thấy rằng các doanh nghiệp phân phối sản phẩm sử dụng trong ngành công nghiệp mắc phải sai lầm này có tỷ suất tăng trưởng doanh số chỉ là 2%, trong khi các công ty đạt được sự phù hợp với khách hàng và sản phẩm mục tiêu đạt tỷ suất tăng trưởng doanh số lên đến 10%.
Ý nghĩa của chiến lược khách hàng và sản phẩm:
Chiến lược khách hàng và sản phẩm là một kế hoạch toàn diện mà một doanh nghiệp hay tổ chức xây dựng để tối ưu hóa sự phát triển và thành công của sản phẩm của họ trong mối quan hệ với khách hàng.
Chiến lược này giúp doanh nghiệp hiểu được thị trường, xác định được khách hàng mục tiêu và sản phẩm phù hợp để bán cho nhóm khách hàng đấy, ngoài ra, doanh nghiệp còn định hình được nhóm khách hàng cần ưu tiên để tiếp cận và nâng cao hiệu quả bán hàng.
Rủi ro nếu không xác định tốt:
- Không hiểu khách hàng dẫn đến thiết kế giá trị cung cấp không phù hợp
- Lựa chọn thị trường có quy mô, xu hướng không hỗ trợ việc tăng trưởng
- Lựa chọn thị trường không phù hợp khiến khó cạnh tranh
- Đầu tư dàn trải, không tập trung vào đúng nhóm khách hàng, sản phẩm tạo sự tăng trưởng
Dẫn chứng:
Một nghiên cứu của Vantage Point Performance và Sales Management Association đã phân tích dữ liệu từ hơn 500 công ty sản xuất và 3.000 người bán hàng. Kết quả cho thấy, chỉ có 47% doanh nghiệp đạt được mục tiêu bán hàng. Điều này chỉ ra rằng một phần lớn các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thi hành kế hoạch bán hàng và đạt được các mục tiêu bán hàng của họ, nguyên nhân là do từ đầu, doanh nghiệp chưa xác đinh tốt kế hoạch marketing và bán hàng.
Ý nghĩa của kế hoạch Marketing & sale B2B:
- Xác định đối tượng cần tiếp cận trong từng nhóm khách hàng và đặc điểm của các đối tượng này
- Xác định được kênh bán hàng phù hợp và phương hướng hoạt động của từng kênh
- Xây đựng thông điệp,truyền thông và cách thức truyền tải cho đối tượng tiếp cận
- Xây dựng kế hoạch Marketing và kế hoạch bán hàng cho các đối tượng
Rủi ro nếu không xác định tốt:
- Lãng phí đầu tư vào các kênh không phù hợp, không tạo ra kết quả bán hàng
- Lãng phí đầu tư vào các hoạt động không phù hợp
Dẫn chứng:
- Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam, trong năm 2020, có tổng cộng 8.580 sự cố lao động xảy ra tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên toàn quốc. Trong số này, có 556 người lao động thiệt mạng và 1.869 người bị thương. Đây là một minh chứng cho việc thiếu sự quản lý an toàn và vận hành không đúng đắn có thể dẫn đến các tai nạn và sự cố nghiêm trọng trong ngành sản xuất công nghiệp.
- Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Quản lý Năng lượng Mỹ (Association of Energy Managers), tại Mỹ, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tiêu thụ khoảng 30% tổng lượng năng lượng sử dụng trong nền kinh tế. Trong đó, 10-30% năng lượng tiêu thụ không cần thiết do quá trình sản xuất không hiệu quả và thiếu quản lý năng lượng. Điều này chỉ ra rằng sự thiếu tổ chức và quản lý trong sản xuất công nghiệp có thể dẫn đến lãng phí tài nguyên và năng lượng.
Ý nghĩa của chiến lược tổ chức và vận hành:
Tổ chức và vận hành là quá trình phân chia công việc, thiết lập cấu trúc, vai trò và mối quan hệ giữa các thành viên và điều hành các hoạt động một hệ thống hay tổ chức nhằm tận dụng tối ưu nguồn lực, xây dựng phương pháp làm việc đúng và nâng cao hiệu quả bán hàng.
Rủi ro nếu không xác định tốt:
- Nhân sự làm sai phương pháp dẫn đến không đạt được kết quả
- Nhân sự làm việc thiếu hiệu suất, xảy ra sự cố lao động
- Lãng phí nguồn lực: tài nguyên và con người.
Dẫn chứng:
- Nghiên cứu của Gartner cho thấy, chỉ có 33% các dự án sản xuất đạt được mục tiêu về thời gian và chi phí, trong khi 58% vượt quá ngân sách hoặc thời gian.
- Theo một báo cáo của IndustryWeek, việc không thực hiện đúng kế hoạch sản xuất có thể làm tăng chi phí sản xuất lên đến 20%.
Ý nghĩa của thực thi:
Thực thi là việc ghi nhận lại giá trị & năng lực cốt lõi của nhân sự trong doanh nghiệp, hoạch định chi tiết các mục tiêu ưu tiên của doanh nghiệp trong từng thời điểm và duy trì nhịp quản lý định kỳ (hàng ngày, hàng tuần, tháng tháng, hàng quý) bằng cách ứng dụng hệ thống công nghệ và báo cáo để quản lý mục tiêu và thực thi.
Rủi ro nếu không xác định tốt:
- Không đạt được kết quả như mục tiêu ban đầu
- Tốn nhiều thời gian và chi phí thực hiện
- Lãng phí nhiều nguồn lực mà không đạt được hiệu quả kinh doanh
- Có thể dẫn đến sụp đổ tài chính
20%
TĂNG ĐỘ TRUNG THÀNH
Doanh nghiệp đạt được khi tạo ra trải nghiệm cá nhân & tùy chỉnh sản phẩm phù hợp với khách hàng mục tiêu.
89%
TĂNG DOANH SỐ BÁN HÀNG
Số lượng khách hàng tìm kiếm trực tuyến trước khi mua doanh nghiệp thuyết phục được nhờ chiến lược Marketing & Sales B2B hiệu quả.
20%
TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
Mức tăng đạt được nhờ tối ưu hóa quy trình sản xuất và quản lý tài nguyên.
5 – 20%
GIẢM CHI PHÍ
Mức giảm chi phí doanh nghiệp đạt được nhờ thực hiện kế hoạch sản xuất tốt.